Trên cánh đồng dọc theo rìa phía bắc của dãy
núi Trường Sơn là nơi tập trung hàng nghìn chiếc chum đá kì lạ trong mọi
tư thế khác nhau.
Cánh đồng chum ở Xieng khuang(Lào) có niên đại từ 1.500-2.000 năm trước. |
Hàng nghìn chiếc chum bằng đá kì lạ cao đến một vài
mét, nặng từ 600 kg đến một tấn nằm đơn lẻ hay quy tụ thành từng nhóm
ngổn ngang trên nền đất khô cằn rộng khoảng 25 hecta, thuộc cao nguyên
Xieng khuang, ở cuối phía bắc của dãy núi Trường Sơn. Đây là một khu di
tích lịch sử nổi tiếng tại Lào.
Tất cả những chiếc chum
nơi đây đều được làm từ đá, chủ yếu là đá granite. Một số chum được làm
từ đá sa thạch có chứa thạch anh fenspat và mica, bên trên mỗi chiếc
chum được chạm khắc theo hình dáng con người, con vật và một số biểu
tượng tinh xảo khác. Người ta tìm thấy các tảng đá bằng gần những chiếc
chum, có lẽ là nắp đậy chum, nhưng vì lí do nào đó mà chúng bị loại bỏ
hay dùng vào những mục đích khác. Hiện tại chỉ có một chiếc chum duy
nhất có nắp. Và thật sự, người ta không biết về nền văn minh được chạm
khắc trên mỗi chiếc chum đá đến từ thời kì nào.
Một chiếc chum có nắp đậy duy nhẩt với những hoa văn bên trên. |
Những câu chuyện huyền thoại của người Lào xoay
quanh những chiếc chum đá cũng thật thú vị, truyền thuyết kể rằng từng
có những người khổng lồ định cư ở khu vực này. Theo một truyền thuyết
khác kể lại rằng trước đây có vị vua tên là Khun Cheung đã ra lệnh cho
người chúng làm những chiếc chum đá lớn để ủ rượu gạo ăn mừng chiến
thắng sau khi đánh bại kẻ thù.
Để vận chuyển và khắc đẽo
thành những chiếc chum to lớn như vậy phải trải qua một giai đoạn khá
lâu, có thể tính đến hàng thế kỷ. Hơn nữa, có bằng chứng cho rằng phần
đông trong số những chiếc chum được làm vào những giai đoạn khác nhau,
cách nhau thậm chí nhiều thế kỉ. Tuy nhiên, các nhà khảo cổ học nghiêng
về giả thuyết cho rằng, cánh đồng chum là một nghĩa trang khổng lồ, mỗi
một chiếc chum là một chiếc quách dùng để an táng xác người.
Cả truyền thuyết và giả thuyết khoa học vẫn chưa đưa ra được những câu lời thỏa đáng về nguồn gốc của những chiếc chum đá. |
Nhà khảo cổ học người Pháp tên là Madeleine Colani
đến từ viện khảo cổ Viễn Đông Bắc đã bắt đầu nguyên cứu về cánh đồng
chum từ năm 1930. Bà đã ghi chép lại quá trình thực hiện nghiên cứu trên
toàn vùng đồng chum và cho xuất bản 2 tập sách “Mégalithes du
Haut-Laos” (Cự thạch cổ của Thượng Lào) vào năm 1935 về những phát hiện
đầu tiên của mình.
Những hiện vật xung quanh những chiếc
chum bằng đá mà bà Colani tìm thấy là những mảnh gốm, sắt, hạt thủy
tinh, vòng đeo tay, than, những bộ xương người, bên trong những chiếc
chum này có chứa những mảnh xương vỡ và răng bị cháy. Bà cho rằng đây là
dấu hiệu của hỏa táng trong khi những bộ xương xung quanh thì chôn cất
bình thường.
Bà đã đưa ra giả thuyết có thể khu vực này
từng là nghĩa trang chôn cất và người ta sử dụng những chiếc chum đá để
đựng hài cốt hay chứa thực phẩm. Đây là có thể là nơi dừng chân trên
tuyến đường thương mại cổ và đặc biệt với ngành thương mại muối.
Các
tục lệ mai táng khác nhau, hỏa táng đặt bên trong lọ và chôn cất kèm
theo vật dụng ở xung quanh lọ như ghi nhận của bà Colani có thể không dễ
dàng được giải thích, đặc biệt là hài cốt hỏa táng đã được xác định chủ
yếu là thuộc về thanh thiếu niên.
Chiến tranh và chính
trị đã ngăn chặn việc khai quật thêm khu vực xung quanh chum, mãi cho
đến năm 1994, một nhà khảo cổ học người Nhật tên là Eiji Nitta đã tiếp
tục khai quật vùng đất quanh một số chum đá lớn, Nitta đào sâu xuống
thêm khoảng 30cm nữa thì phát hiện một hố có chứa xương người, và tiếp
tục phát hiện 6 hố tiếp theo cũng chứa xương người. Trong khi đó chỉ có
một hố duy nhất với chiếc chum chứa xương và răng đã bị cháy, còn những
chiếc chum khác thì không có dấu hiệu của hỏa táng. Ông phát hiện ra bộ
xương đặt xung quanh một chiếc chum đá và giả thuyết rằng có thể những
chiếc chum ở đây giống như một thứ vật dụng để đựng đồ đạc tưởng niệm
chôn theo cho người chết.
Trước cửa một hang động, nơi mà người ta tìm thấy rất nhiều bộ xương và tro cốt. |
Đã trải qua một thời gian khá lâu, các nhà khoa học
nỗ lực đi tìm nguồn gốc của những chiếc chum đá, nhưng cho đến bây giờ
cánh đồng chum vẫn nằm đó với một bí ẩn lịch sử không được lí giải thấu
đáo. Nơi đây được cho là một trong những địa điểm khảo cổ nguy hiểm nhất
thế giới, do còn soát lại vô số những quả bom chưa nổ từ thời chiến
tranh mà không quân Mỹ đã rải dày đặc xuống khu vực này trong năm 1970.
Du khách đến đây chỉ được tham quan ở những khu vực an toàn theo chỉ dẫn
của biển báo đã được rà sót bom mìn.
Vì sự an toàn cho du khách nên hiện nay chỉ có 3 khu vực: Bản Ang, Lắt Sén và Bản Sua là mở cửa cho khách tham quan cánh đồng chum. |
Mặc dù không nổi tiếng như Stonehenge ở Anh Quốc,
nhưng những bí ẩn xung quanh vùng đồng chum chắc chắn làm hài lòng các
du khách tò mò. Tất cả chúng gần như màu đen, với kích thước và trọng
lượng khá lớn. Các chiếc chum bí ẩn là một lời nhắc nhở nghiêm túc rằng
chúng ta là con người, không phải là thần thánh để có tất cả các câu trả
lời.
Toàn cảnh cảnh đồng chum bí ẩn:
Toàn cảnh cánh đồng chum. |
Khách tham quan hang động chứa những bộ xương. |