Cố đô huyền bí, hệ thống hang động với sức chứa hơn 23.000 người, phi trường thẳng đứng... sẽ mang đến cái nhìn mới về đất nước chùa tháp.
Luông Pha-băng
Các địa danh không nên bỏ qua khi đến Lào
 Wat May độc đáo với mái ngói 5 tầng.
Các địa danh không nên bỏ qua khi đến Lào
 Wat Visoun cũ kỹ và hoang tàn.
Các địa danh không nên bỏ qua khi đến Lào
 Viên ngọc xanh giữa rừng nhiệt đới.
Luông Pha-băng là Thủ đô của Vương triều Lan Xang thế kỷ 14, thời kỳ hưng thịnh của Lào dưới triều Vua Xê-tha-thi-lát, nhưng năm 1545 chiến tranh xảy ra liên miên, Vua Xê-tha-thi-lát quyết định dời kinh đô đến Viêng Chăn.
Luông Pha-băng cách Thủ đô Viêng Chăn khoảng 425 km về phía bắc, rộng 16.875 km2. Với các giá trị về văn hóa, lịch sử, kiến trúc, năm 1995, cố đô đã được UNESCO công nhận là di sản thế giới năm 1995 và được Tạp chí Travel and Leisure của Mỹ xếp hạng là một trong mười thành phố du lịch hấp dẫn nhất ở châu Á.
Là một thành phố cổ, Luang Phabang mê hoặc mọi người với nhiều công trình kiến trúc cổ xưa, những cung điện được xây vào thế kỉ 14, hàng chục ngôi chùa cổ với các nét riêng độc đáo như chùa Xiang với những bức tranh tường kể lại tích Phật bằng nghệ thuật Moniac; chùa May với lối nét độc đáo của mái ngói 5 tầng cùng những chi tiết trang trí tuyệt vời; những dãy phố đáng yêu và bình lặng với những ngôi nhà gỗ dọc hai bên đường hay bức tranh thiêng liêng và thanh toát của những tăng lữ với màu áo cam rực đi khất thực trên phố vào mỗi sáng.
Nếu thích trải nghiệm khám phá, cố đô này cũng biết chiều lòng du khách với bức tranh thủy mặc trên núi Màu lúc bình minh hoặc hoàng hôn; câu chuyện cổ tích về tình yêu đôi lứa lãng mạn về Núi Nàng và Núi Chàng, hay thác Kuang Si, địa danh được xưng tụng "viên ngọc xanh giữa rừng nhiệt đới".
Nếu thích mua sắm, chợ đêm Luông Pha-băng với hàng trăm món ăn đặc sắc hay hàng thủ công mỹ nghệ được chế tác dưới bàn tay tài hoa của người dân các bộ tộc Lào là lựa chọn thú vị.
Hang động ở Viengxay
Các địa danh không nên bỏ qua khi đến Lào
 Hang động Viengchan quyến rũ du khách với những mái nhà soi bóng trên mặt hồ.
Các địa danh không nên bỏ qua khi đến Lào
 Hệ thống hang động kì bí, huyền ảo.
Các địa danh không nên bỏ qua khi đến Lào
 Và những bức tranh tái hiện sinh hoạt thời chiến.
Hang động ViengXay trước kia gọi là Xạng Lọt, tiếng Lào là “Voi Lọt” có nghĩa là con voi đi lọt qua hang, là một hệ thống gần 500 hang động ở Viengxay, thuộc vùng rừng núi phía bắc Vương quốc Lào.
Trong thời chiến, đây là nơi diễn ra rất nhiều cuộc họp quan trọng của quân đội Pa-thét Lào và cũng là nơi náu của các chiến sĩ cách mạng trong các đợt không kích của Mỹ trong chiến tranh Việt Nam. Với sức chứa khoảng 23.000 người cùng hệ thống cửa hàng, nhà in, trường học và bệnh viện trong thời chiến, hang động này luôn khiến người ta khâm phục. Ngày nay, nơi đây đang được đánh giá là “mỏ vàng” của du lịch Lào.
Ngoài cảm giác phiêu lưu, mạo hiểm hay tìm hiểu những nét độc đáo trong cuộc sống của người dân sinh hoạt trong động thời chiếc, hoặc chinh phục 7 trong số 500 hang động, du khách còn được chiêm ngưỡng vẻ đẹp của vùng núi Viengxay sừng sững giữa trời hay ngắm bức tranh thanh bình tuyệt đẹp của những mái nhà soi bóng trên sông ngay dưới chân núi. 
Wat Sisaket
Các địa danh không nên bỏ qua khi đến Lào
Ngoài vẻ đẹp của một ngôi chùa uy nghiêm, cổ kính...
Các địa danh không nên bỏ qua khi đến Lào
Các địa danh không nên bỏ qua khi đến Lào
 Wat Sisaket mê hoặc du khách với gần 7.000 pho tượng.
Wat Sisaket trong tiếng Lào có nghĩa là chùa Sisaket, nằm ở đường Sethathirath, góc đại lộ Lane Xang, thủ đô Viêng Chăn. Ngoài các giá trị về văn hóa, cảnh quan, chùa thu hút du khách với 6.840 tượng được đúc bằng đồng quý, một số pho là đồng mạ vàng. Với số lượng như thế, đây là ngôi chùa có nhiều tượng Phật nhất nước Lào.
Đến Sisaket, du khách không thể quên cảm giác khi ghé thăm kho tượng Phật nằm gọn bên mé trái của chùa, nơi chứa hàng trăm bức tượng Phật lớn bé. Có bức chỉ còn thân, có bức mất tay mất chân, có cái chỉ có đế, nhưng tất cả đều có một điểm chung đó là mất đầu.
Những bức tượng không còn nguyên vẹn đó ẩn chứa thông điệp chuộng hòa bình của vương quốc này. Nghĩa là, không giống các tượng ở thánh địa Mỹ Sơn, khi bỏ đất, người Chăm chặt đầu tượng phật mang theo, các tượng phật mất đầu hầu hết là do chiến tranh và được kẻ thù coi như chiến lợi phẩm có giá trị. Sau khi hòa bình, dù xây chùa, đúc tượng mới nhưng những bức tượng bị đập phá đều được giữ nguyên hiện trạng và trưng bày trong chùa với ngụ ý nhắc nhở con cháu về sự phi nghĩa của chiến tranh.
Patuxay
Các địa danh không nên bỏ qua khi đến Lào
 Patuxay thanh bình vào ban ngày.
Các địa danh không nên bỏ qua khi đến Lào
 Và huyền ảo trong đêm.
Patuxay nghĩa là cổng chiến thắng hay còn gọi là tượng đài Anousavary, Khải Hoàn Môn ở Viên Chăn, Champs Elysée của phương Đông, phi trường thẳng đứng là một tượng đài vinh danh những người chiến đấu trong cuộc chiến chống Pháp ở trung tâm Viên Chăn. Tượng đài được xây dựng từ năm 1962-1968, song do thiếu kinh phí nên đến nay vẫn chưa được hoàn thiện.
Dù mô phỏng hình ảnh Khải Hoàn môn ở Paris, Patuxay vẫn mang trong mình bản sắc Lào với những hình tượng trang trí Kinari – nửa người phụ nữ và nửa chim, những phù điêu mô tả trường ca Rama và các toà tháp mang đậm phong cách của người dân nơi đây.
Ngoài việc chiêm ngưỡng vẻ đẹp của Patuxay, men theo cầu thang xoắn ốc, du khách sẽ đến với tầng 7 của toà tháp, thu vào tầm mắt các địa danh nổi tiếng của Viên Chăn như toà thị chính, Pha That Luang (di sản văn hoá thế giới, biểu tượng quốc gia phật giáo tiểu thừa Lào), Morning market – chợ lớn nhất Viên Chăn. 
Thạt Luông
Các địa danh không nên bỏ qua khi đến Lào
Thạt Luông hay (Pha) That Luang là một thạt (stupa) Phật giáo ở Viêng Chăn, được xây từ năm 1566 dưới triều vua Xệt-thả-thi-lạt, theo hình một nậm rượu, trên một phế tích của một ngôi đền Ấn Độ thế kỷ 13. Bên ngoài ngôi chùa được dát vàng.
Ngôi chùa tháp này từng bị phá hủy trong cuộc xâm lược của người Thái vào thế kỷ 19 nhưng sau đó đã được khôi phục nguyên trạng. Với kiến trúc mang đậm phong cách văn hóa, bản sắc Lào, ngôi chùa tháp này đã trở thành một biểu tượng quốc gia của Lào khi được in trên tiền giấy và quốc huy.
Theo truyền thuyết, trong tháp có lưu giữ xá lợi của Đức Phật là một sợi tóc và rất nhiều châu báu. Thạt Luông gồm tháp chính cao 45 thước, bao quanh là các tháp phụ, sơn thếp vàng.
Có thể đến Lào bằng đường bộ với xe bus liên vận quốc tế từ 2 cửa khẩu Cầu Treo (Vinh) và Lao Bảo (Đông Hà) hoặc bằng máy bay.
Nên đổi đồng Kip trước khi đến biên giới.
Người Lào rất thân thiện nên chỉ cần học vài câu chào, hỏi đơn giản là bạn có thể thoải mái tham quan, mua sắm tại đây.
Phương tiện vận chuyển chủ yếu tại Lào là xe tuk tuk (giống Thái Lan, Campuchia).
Ngoài các món nướng, nên thưởng thức tép nhảy (tép sống, nặn chanh cho chín tái, cuốn với rau), lạp, Tam Maak Hung (gồm dưa muối, đu đủ, đậu đũa, cà dĩa giã rồi trộn chung với cùng hàng chục gia vị khác), Thoót mú đẹt điêu, tôm dâm cung...
Các món nước  không mên bỏ qua khi đến đây gồm lau Lao, Fanthong (gần giống với rượu cần), NamSa (trà pha nhạt)… Đặc biệt là món dừa nướng (dừa để nguyên trái nướng vừa phải, rồi lột vỏ ướp lạnh).
 
Top